TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐÔNG HÀ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐÔNG HÀ

Trường THPT Bán Công Đông Hà
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

 

 Phải kéo giới trẻ trở về đời sống thực

Go down 
Tác giảThông điệp
xiubaby91
Mem
Mem
xiubaby91

Giới tính : Nữ
Posts : 62
Thanked : 10
$ : 159

Phải kéo giới trẻ trở về đời sống thực Empty
Bài gửiTiêu đề: Phải kéo giới trẻ trở về đời sống thực   Phải kéo giới trẻ trở về đời sống thực Icon_minitime01.07.10 17:56

TT- – Không phải tất cả trò chơi điện tử, game online đều xấu.

Vấn đề là dịch vụ này được khai thác như thế nào, người chơi đã chơi và nghiện đến mức nào, bị trò chơi tác động ra sao. Sau năm kỳ khởi đăng, Nhịp sống trẻ đã đưa bạn đọc cận cảnh hơn với thế giới đầy hấp lực khó dứt ra này, phác họa chân dung game thủ và hệ quả họ nhận lấy do nghiện game online, cũng như ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý và người làm công tác xã hội.

Từ đó đề ra các giải pháp.

Sau số báo hôm nay, Tuổi Trẻ tạm khép lại đề tài này và sẽ trở lại khi có những diễn biến mới.

TT - Phần lớn người chơi game online đều trong lứa tuổi thanh thiếu niên (TTN), là đối tượng của tổ chức Đoàn. Việc một bộ phận TTN mê game, nghiện game và gây ra những hệ lụy xấu cho chính người chơi và xã hội là điều tổ chức Đoàn quan tâm. Nhịp sống trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Võ văn thưởng, bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, về thực trạng và giải pháp của vấn nạn này.

* Thưa ông, ông đánh giá thế nào về thực trạng loạn game online hiện nay, tác động tiêu cực tới giới trẻ như thế nào?

- Theo đánh giá của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đồng thời dựa theo số liệu của các cơ quan chức năng, đánh giá của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu có thể khẳng định: hiện nay đang bùng nổ thực trạng TTN chơi game, nghiện game online và tính chất tác hại của game online đối với lứa tuổi này rất nguy hiểm. Trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, lãnh đạo Chính phủ và nhiều đại biểu đã cảnh báo về tác hại của game online tới việc học tập, sức khỏe, nhân cách đạo đức, thậm chí tới trật tự an toàn xã hội là rất lớn.

Nguy hiểm hơn nữa, hiện nay có sự tăng tốc chóng mặt các tụ điểm, cơ sở game, số lượng trò chơi, loại hình trò chơi, lượng người chơi... Xu hướng nghiện game online không chỉ dừng lại ở tiệm Internet công cộng, mà còn len lỏi trong từng gia đình, tràn từ thành thị về tới nông thôn.

Thực trạng có thể nhận thấy rõ rằng: Internet phát triển mạnh mẽ không chỉ giúp TTN học tập, giải trí tốt mà còn đồng nghĩa với thực trạng nghiện game online trong giới trẻ càng gia tăng.

* Theo ông, đâu là nguyên nhân của việc bùng nổ thực trạng nghiện game online trong TTN?

- Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới thực trạng này. Trước hết là các biện pháp quản lý của cơ quan có thẩm quyền về game chưa chặt chẽ, thiếu nghiêm khắc như: quản lý hoạt động của các đại lý kinh doanh game online (giờ mở cửa, giờ chơi, độ tuổi chơi); quản lý nội dung của game trên thị trường; các cảnh báo tính chất gây nghiện của game và quy định mức độ bạo lực trong game tương ứng với đối tượng chơi, chưa cân đối giữa tỉ lệ game online bạo lực và game giáo dục, sáng tạo...

Về mặt tâm lý, TTN hiện nay đối mặt với nhiều áp lực trong cuộc sống, gia đình, học hành. Vì vậy, nhiều lúc các bạn trẻ mượn thế giới ảo để tìm cảm giác tự do, được thể hiện mình, thích làm người lớn, họ thích thú và dễ nghiện cảm giác được thống trị, được làm bá chủ.

Nhưng điều đó vẫn chưa đáng sợ.

Đáng sợ là trong số hàng ngàn, chục ngàn sinh viên bỏ học hằng năm, rất nhiều trong số đó bỏ học vì nghiện game online. Sau bỏ học là những tháng ngày mất phương hướng. Nhiều bạn viết thư về Tuổi Trẻ cho biết vì mê game online đã tự hủy hoại cuộc đời mình, tương lai tốt đẹp của mình. Một vài vụ án mạng là điều có thể thấy được, nhưng hàng ngàn bạn trẻ mất phương hướng thì chưa biết họ sẽ gây ra điều gì trong tương lai.

Trong khi các nhà quản lý ngồi bàn về quản lý game online sau năm năm ngành dịch vụ này tràn ngập ở VN, trong khi các nhà phát hành và kinh doanh game online kêu gọi xã hội có cái nhìn công bằng, đừng kỳ thị với ngành này thì hàng triệu gam thủ - đều trong tuổi thanh thiếu niên - vẫn chìm đắm trong game, đốt cháy những tháng ngày tuổi trẻ của mình. Đúng, những người trẻ ấy - hơn ai hết - chính là người chịu trách nhiệm về cuộc đời mình. Nhưng một xã hội có kỷ cương, có đạo đức thì không ai để mặc người khác, nếu không muốn nói là phải có trách nhiệm.

Những biện pháp quản lý người chơi, hành lang pháp lý cho dịch vụ này hoạt động đều đã có. Thế nhưng sao? Tiệm Internet không phải hoạt động đến 12g đêm mà là thâu đêm suốt sáng. Người chơi game online không chỉ chơi 5 giờ/game/ngày mà chơi thả cửa. Ai được lợi thì đã thấy rõ. Ai bị hại cũng đã thấy rõ.

Gần như tất cả các bạn từng là game thủ gửi thư về Tuổi Trẻ đều rùng mình nhớ lại những tháng ngày chìm đắm trong game online, và đề xuất hãy có biện pháp giám sát người chơi, giám sát doanh nghiệp phát hành dịch vụ. Đó là siết lại việc hạn chế giờ chơi; cắt việc cung cấp game online sau 12g đêm ở các điểm dịch vụ; đánh thuế nặng hơn với nhà cung cấp; phân loại game cho từng lứa tuổi... Và để làm được điều này, phải chế tài thật nặng các vi phạm.

Không phải tất cả game online đều xấu. Nhưng, nếu chỉ muốn biến ngành giải trí này thành một cỗ máy kiếm tiền đơn thuần mà không có giải pháp bảo vệ hoặc cảnh báo người chơi, để một bộ phận giới trẻ hủy hoại cuộc đời của mình thì điều đó thật tệ hại. Và điều đó mới đáng sợ!

Về Đầu Trang Go down
 
Phải kéo giới trẻ trở về đời sống thực
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Top 10 thành phố có mức sống đắt đỏ nhất thế giới
» Những đoạn video về giá trị cuộc sống nghị lực con người đáng phải suy ngẫm!
» Nâng cao kiến thức pháp luật cho một cuộc sống tốt đẹp hơn!
» đó có phải là tình yêu??????
» 50 điều thú vị không phải ai cũng biết ^^!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐÔNG HÀ :: THUỞ HỌC TRÒ :: Bàn Tròn Thảo Luận-
Chuyển đến