TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐÔNG HÀ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐÔNG HÀ

Trường THPT Bán Công Đông Hà
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

 

 ĐẶC ĐIỂM VỀ LỊCH SỬ - VĂN HÓA TP ĐÔNG HÀ

Go down 
Tác giảThông điệp


avatar

$ : 0

ĐẶC ĐIỂM VỀ LỊCH SỬ - VĂN HÓA TP ĐÔNG HÀ Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐẶC ĐIỂM VỀ LỊCH SỬ - VĂN HÓA TP ĐÔNG HÀ   ĐẶC ĐIỂM VỀ LỊCH SỬ - VĂN HÓA TP ĐÔNG HÀ Icon_minitime18.04.10 14:54

ĐẶC ĐIỂM VỀ LỊCH SỬ - VĂN HÓA TPDH

Cách đây gần 2000 năm, Đông Hà vốn là đất của Bộ Việt Thường nước Văn Lang dưới thời vua Hùng, sau khi bị nhà Hán thống trị lại thuộc về quận Nhật Nam. Vào giữa thế kỷ thứ 3, nước Chăm Pa sau khi giành được độc lập, phát triển ra phía Bắc vùng Hải Vân, lập nên châu Ô và châu Lý. Phía bắc là các châu: Ma Linh, Địa Lý và Bố Chánh. Đông Hà về phía Bắc sông Hiếu thuộc đất Ma Linh và Nam sông Hiếu thuộc Nam Châu Ô của Chăm Pa. Sông Đàng Vòng chạy vòng theo phía Bắc phường Đông Giang, xã Cam An, nơi có phế tích tháp Chàm được phát hiện ở cồn Giàng vào năm 1987 gồm nhiều mẫu tượng Linga, Yôni, tượng bò Thần Năng Đinh… là dẫn chứng.

Năm 1069, quá trình chinh phạt của nước Đại Việt do Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt cầm quân đã bắt được vua nước Chàm. Để bảo toàn mạng sống vua Chàm đã giao vùng đất rộng lớn gồm 3 châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh cho Đại Việt. Từ đây một phần đất Đông Hà hiện tại nằm phía Bắc sông Hiếu thuộc châu Ma Linh sát nhập vào bản đồ Đại Việt. Từ năm 1306, dưới thời Trần, nhờ cuộc tình duyên lịch sử giữa công chúa Đại Việt là Huyền Trân với quốc vương Chăm là Chế Mân mang lại cho dân tộc Việt một vùng đất hai châu Ô, Lý "vuông nghìn dặm" trên phần đất phía nam Đông Hà/ Quảng Trị hiện nay. Từ đây các làng Việt hình thành và phát triển trên Châu Thuận từ thời Trần, Lê. Vào giữa thế kỷ thứ XVI, tại huyện Vũ Xương có 59 xã, làng thì trên đất Đông Hà có các làng: Hướng Ngao (Điếu Ngao), Hạ Đô, Thượng Đô(Thượng Nghĩa), Trung Chỉ, Thượng Độ, Hạ Độ (Đậi Độ), Nghĩa Đoan (Nghĩa An),Vĩnh Phước, Thiên Áng, Tiểu Áng (Đại Áng), Lai Cách (Lai Phước), Vĩnh Phúc/ Vĩnh Phước, Liên Trì (Tây Trì).

Thuở đó, Đông Hà là vùng đất trù phú từ nước sông đến đồng cỏ, ruộng vườn, chăn nuôi…như Dương Văn An đã ca ngợi: “có nước ở xã An Lạc ngon lành thì trâu bò béo tốt”. Hoặc thể hiện một cách thanh bình, thịnh vượng “Ông già xã An Lạc ngâm ngợi câu ca”. Một cảnh sắc thanh tú tuyệt vời của vùng nước non sông Hiếu. “Thượng Độ, Hạ Độ mặt trăng trên nước trắng ngần: Thượng Độ, Hạ Độ dãy núi ngoài mấy xanh biếc”.
Cuối năm 1558, Nguyễn Hoàng cùng đoàn tùy tùng vào Cửa Việt, ngược qua sông Hiếu đóng dinh ở Ái Tử. Tình hình kinh tế xã hội vùng Thuận Hóa từ đó đã có nhiều biến đổi nhanh chóng.
Năm 1627, lúc chiến tranh Trịnh - Nguyễn nổ ra, các chúa Nguyễn đã chọn đất làng Lập Thạch và Trung Chỉ làm nơi đặt đại bản doanh bộ chỉ huy tiền phương của quân đội triều Nguyễn để đánh với chúa Trịnh ở đàng ngoài. Năm 1648, chúa đặt tên là Trại Toàn Thắng.
Con đường giao thông vừa tiện cho quân sự và buôn bán qua đất Đông Hà dưới thời Nguyễn là một ưu thế mà ít nơi có được. Năm 1776, Lê Quý Đôn đến đây và ghi chép trong phủ biên tạp lục rằng: “từ xã Cam Lộ đến tuần Hiếu Giang hết một ngày. Từ Gia Độ đến ngã ba Bến Dạ một ngày. Từ Bến Dạ (tục gọi xã Gia Độ) xuống Cửa Việt nửa ngày, lên rừng xuống biển 2 đường giống nhau".

Dưới thời chúa Trịnh (1775 - 1786) và Tây Sơn (1786 - 1801) ở Đông Hà không có biến động gì lớn ngoài những thanh niên tham gia tòng quân góp phần đánh bại quân Thanh xâm lược, bảo vệ thành quả của phong trào Tây Sơn.

Vào đầu thời Nguyễn, Gia Long lập dinh Quảng Trị gồm 2 huyện Đăng Xương và Hải Lăng. Phần lớn, đất của thị xã Đông Hà thuộc về đất của huyện Đăng Xương. Phía Tây huyện Đăng Xương là đạo Cam Lộ. Phần đất của phường Đông Thanh lúc đó lại thuộc về đạo Cam Lộ. Đạo Cam Lộ đóng ở làng Nghĩa An. Thành đạo Cam Lộ bốn mặt được đắp bờ lũy.
Vào nửa đầu thế kỷ thứ XIX, trên đất Đông Hà có các bến An Lạc, Đông Hà, Thượng Độ đều là những chổ thuyền bè qua lại.

Vào năm 1836, khi thành lập huyện Địa Linh, huyện lỵ ở làng Kim Đâu (xã Cam Giang) thì phần lớn các làng ở thị xã Đông Hà lúc đó thuộc về huyện Địa Linh. Đến thời Đồng Khánh (1886 - 1888), lập huyện Gio Linh và Thuận Xương (thay tên gọi Đăng Xương), đất Đông Hà lại thuộc về 2 huyện Thuận Xương và Cam Lộ. Đến trước cách mạng tháng Tám 1945, các thôn thuộc phường Đông Thanh, Đông Giang, Phường 3 và phường 4 (làng Đông Hà, Tây Trì, Thiết Tràng) thuộc tổng An Lạc của huyện Cam Lộ. Các thôn còn lại ( nay thuộc phường Đông Lễ và Đông Lương) lại thuộc tổng An Đôn của phủ Triệu Phong (trước đó gọi là Thuận Xương)…
Tên Đông Hà dùng để gọi làm tên của thị xã có thể bắt đầu từ thập niên của thế kỷ XX. Lúc Pháp mở đường 9 sang Lào vào năm 1904 và đến 1923, lúc xây dựng chiếc cầu bắc qua sông Hiếu dài 154,50m để cho ôtô thông suốt Nam - Bắc trên quốc lộ 1 thì tên gọi chiếc cầu Đông Hà chính là tên của điểm dân cư nơi chiếc cầu đi qua. Đó là thị xã Đông Hà hiện nay.
Với vị trí đắc đạo của giao thông Bắc Nam/ Đông Tây với các nước trong khu vực nên từ năm 1929, thị trấn Đông Hà được phủ toàn quyền Đông Dương xác lập và từ đó đến nay nó trở thành dấu ấn đô thị Đông Hà.

Đông Hà khi mới thành lập đến cách mạng tháng 8/1945 có 2 phường Đệ Nhất và Đệ Nhị, nay vị trí trung tâm của thị xã mà trục lộ chính bắt nguồn từ ngã ba giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 9 chạy theo phía Tây của phường 1 hiện nay. Đông Hà lúc ấy là đơn vị hành chính ngang cấp huyện, là một trong những trọng điểm cai trị của thực dân Pháp ở Quảng Trị.
Năm 1968, Ngụy quyền Sài Gòn quyết định thành lập quận mới lấy tên là quận Đông Hà, quận lỵ đặt tại Đông Hà, địa giới gồm xã: Đông Hà, Đông Hòa, Đông Phong, Đông Xuân, Đông Thanh, Đông Lễ, Đông Lương.

Tháng 9/1967, chính quyền cách mạng hợp nhất 2 thị xã Quảng Trị và Đông Hà thành thị xã Quảng Hà và đến 15/8 năm 1973 Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Quảng Trị ra quyết định số 71 thành lập thị xã Đông Hà. Đây là mốc lịch sử quan trọng trên hành trình xây dựng và phát triển đô thị Đông Hà. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 4/1975, nhập 2 thị xã Đông Hà và Quảng Trị thành một đơn vị hành chính lấy tên là thị xã Quảng Trị, tỉnh lỵ đóng tại Đông Hà.

Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, tỉnh Bình - Trị -Thiên đóng tại thành phố Huế. Tháng 5 – 1976, thị xã Đông Hà được tách làm đơn vị hành chính độc lập trực thuộc tỉnh Bình Trị - Thiên. Thị xã Đông Hà lúc đó có 5 phường: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5 và xã Quảng Tân. Xã Quảng Tân là xã mới thành lập để tiếp nhận dân cư từ miền Nam trở về quê hương sau ngày giải phóng, là khu kinh tế mới của thị xã nằm ở phía Tây Gio Linh. Đến năm 1981 xã Quảng Tân thuộc thị xã Đông Hà sát nhập toàn bộ vào xã Gio Phong thuộc huyện Triệu Hải, một bộ phận nhân dân xã Quảng Tân về lại phường 5.
Tháng 9 – 1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã có quyết định mở rộng địa giới thị xã Đông Hà, tách các xã Cam An, Cam Thành, Cam Giang, Cam Thủy, Cam Hiếu, Cam Tuyền, Cam Chính, Cam Nghĩa thuộc huyện Bến Hải và tách các xã Triệu Lương, Triệu Lễ thuộc huyện Triệu Phong nhập vào thị xã Đông Hà. Thị xã Đông Hà bao gồm đất của huyện Cam Lộ và của thị xã Đông Hà hiện nay có diện tích tự nhiên 428,25 km2. Năm 1989, tỉnh Quảng Trị được tái lập trên cơ sở chia tách 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, thị xã Đông Hà được chọn làm thị xã của tỉnh Quảng Trị.

Ngày 19/10/1991, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định thành lập huyện Cam Lộ, tách các xã thuộc thị xã Đông Hà là Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Tuyền, Cam Thủy, Cam Thành, Cam Hiếu, 1 phần xã Cam Thanh và xã Cam Giang nhập vào huyện Cam Lộ. Từ đó thị xã Đông Hà giữ nguyên địa giới hành chính đến nay và có diện tích tự nhiên là 7.626 ha diện tích tự nhiên, có 60.685 nhân khẩu, gồm 7 phường: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường Đông Thanh, phường Đông Giang và 2 xã Triệu Lương, Triệu Lễ(nay là phường Đông Lương, phường Đông Lễ) và các thôn: Nghĩa An, Thanh Lương, An Lạc, Đông Lai, Thượng Nghĩa, Đại Độ, Đình Tổ, Thượng Độ, Tây Trì.

Ngày 20/10/1991, phường Đông Thanh được thành lập (Trên cơ sở 2 thôn Thanh Lương và Nghĩa An) và cùng ngày phường Đông Giang được thành lập (trên cơ sở các thôn An Lạc, Đông Lai, Thượng Nghĩa, Đại Độ, Đình Tổ, Thượng Độ, Tây Trì của xã Cam Giang)
Tháng 3/1999, phường Đông Lễ được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Triệu Lễ và cùng ngày, phường Đông Lương cũng được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích, dân số của xã Triệu Lương.

Như vậy trải qua nhiều cuộc biến động lịch sử và qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, đến nay, thị xã Đông Hà- trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị gồm có 9 phường: phường 1, 2, 3, 4, 5, phường Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương với 83 khu phố; diện tích tự nhiên là 7.295 ha; dân số trên 83.000 người .
Về Đầu Trang Go down
 
ĐẶC ĐIỂM VỀ LỊCH SỬ - VĂN HÓA TP ĐÔNG HÀ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» GIỚI THIỆU VỀ DU LỊCH ĐÔNG HÀ
» Đào tạo bất động sản! Chứng chỉ bất động sản! Uy tín và chuyên nghiệp
» Để đạt điểm môn địa lý cao!
» Sau điểm 1 sẽ là...
» Không khó để học tốt môn Lịch sử !

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐÔNG HÀ :: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU :: Phan Châu Trinh News-
Chuyển đến